Quang trắc và máy quét trong miệng: Ứng dụng 3D trong lấy dấu toàn hàm

Phương pháp Quang trắc (Photogrammetry) và sử dụng máy quét trong miệng là 2 phương pháp lấy dầu toàn hàm được ưa chuộng và sử dụng thường xuyên nhất trong lĩnh vực Nha khoa Kỹ thuật số. Cả hai đều mang lại kết quả ấn tượng mặc dù có những ưu, nhược điểm và chi phí riêng, tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!

Quang trắc (Photogrammetry)

Phương pháp quang trắc liên quan đến việc thu thập các dữ liệu 3D chính xác bằng cách phân tích hình ảnh chụp và các mẫu bức xạ điện từ. Phương pháp này thường yêu cầu đặt các điểm đánh dấu chuẩn trong miệng bệnh nhân, với hình ảnh chi tiết được chụp bằng máy quang trắc hoặc máy ảnh DSLR cao cấp. Tuy nhiên, vẫn cần phải dựa vào máy quét trong miệng để chụp chính xác bề mặt mô và mối quan hệ khớp cắn chính xác. Các yếu tố như cài đặt máy ảnh không phù hợp hoặc ánh sáng không đủ có thể làm giảm chất lượng của hình ảnh 3D, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập tỉ mỉ. Hơn nữa, chi phí cho các hệ thống quang trắc nha khoa có thể dao động từ 35.000$ đến hơn 50.000$, đây là một khoản đầu tư khá lớn mặc dù có nhiều tiềm năng lợi ích. Do tính chất ngoại vi của nó, hệ thống quang trắc không thể cung cấp hình ảnh 3D toàn bộ hàm trong miệng một cách chính xác.

Điểm đánh dấu chuẩn được đặt trong miệng bệnh nhân

Quét 3D trong miệng

Ngược lại, máy quét trong miệng trực tiếp lấy dấu kỹ thuật số của khoang miệng bằng cách sử dụng các nguồn ánh sáng chiếu. Phương pháp này hứa hẹn mang lại độ chính xác và hiệu quả cao, loại bỏ những nhược điểm của lấy dấu truyền thống. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức trong việc ghi lại dữ liệu toàn hàm, đặc biệt là ở các khu vực có cấu trúc giải phẫu phức tạp như vùng sau của xương hàm trên và xương hàm dưới. Tầm nhìn trực tiếp cần thiết để quét trong miệng có thể bị cản trở bởi các cấu trúc như lưỡi hoặc má, có khả năng dẫn đến mẫu lấy dấu kỹ thuật số không được đầy đủ.

máy-quét-trong-miệng

Dữ liệu lấy dấu cho ca phục hình implant all-on-X

So sánh và những hạn chế

Mặc dù máy quét trong miệng có khả năng tối ưu trong việc lấy dấu các phần chi tiết của khoang miệng, nhưng vẫn còn khá khó khăn trong việc ghi lại hình ảnh hoàn hảo do thực tế máy quét trong miệng lấy dấu bằng cách tạo dữ liệu đa giác. Ngược lại, phương pháp quang trắc, mặc dù có chi phí cao hơn và thiết lập ngoại vi, có thể ghi lại dữ liệu toàn diện của nhiều implant cùng một lúc, từ đó cung cấp mối quan hệ chính xác hơn giữa các implant trong không gian 3D. Tuy nhiên, quang trắc sử dụng phương pháp tiếp cận ngoài miệng, nếu phát sinh nhu cầu về các hình ảnh trong miệng để thu thập dữ liệu thì không thể không sử dụng máy quét trong miệng. 

Kết luận

Cả máy quét trong miệng và hệ thống quang trắc đều có vai trò cụ thể trong nha khoa kỹ thuật số. Quét trong miệng giúp đơn giản hóa quá trình thu thập hình ảnh 3D của toàn bộ hàm, mặc dù sẽ có một số hạn chế ở một số khu vực nhất định. Phương pháp quang trắc cung cấp độ chính xác cao hơn trong việc định vị implant nhưng yêu cầu đầu tư tài chính lớn hơn và thiết lập chuyên biệt. Việc lựa chọn giữa hai phương pháp này phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể và hạn chế về ngân sách của các phòng khám nha khoa. Khi công nghệ tiến bộ, chi phí có thể giảm, có khả năng dẫn đến các giải pháp tích hợp kết hợp thế mạnh của cả hai phương pháp thành một đơn vị duy nhất, dễ tiếp cận hơn.

Tóm lại, trong khi cả hai công nghệ đều đang tiếp tục phát triển, các ứng dụng hiện tại của chúng đáp ứng các nhu cầu riêng biệt trong cộng đồng nha khoa. Việc lựa chọn giữa quét trong miệng và quang trắc cuối cùng phụ thuộc vào sở thích của bác sĩ và các yêu cầu cụ thể của phòng khám.

Nếu bạn đang quan tâm đến máy quét trong miệng SHINING 3D và các lợi ích, công nghệ hiện đại của nó, liên hệ ngay với SHINING 3D Việt Nam qua HOTLINE 0833.198.198 để được tư vấn nhanh và chính xác nhất

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết liên quan

BẠN ĐANG CẦN TƯ VẤN?

0833 198 198